https://oktot.net/huong-dan-cau-hinh-public-website-tren-router/
Last updated
Last updated
By Mr Good -April 21, 201626477Trong bài viết trước sinhvientot.net đã Hướng dẫn các bạn cấu hình website ASP + MS SQL Server trên Webserver tuy nhiên với cấu hình này thì website mới truy cập được qua mạng LAN, để người dùng ngoài Internet có thể truy cập được website của công ty, chúng ta phải cấu hình Public website ra internet.Để public website ra ngoài internet có nhiều cách, chọn cách nào thì còn phụ thuộc vào hệ thống mạng của công ty; nếu hệ thống mạng của công ty có hệ thống Firewall thì sẽ có cách public khác. Oktot.com sẽ giới thiệu đến các bạn ở một bài viết khác.Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn Public website qua router, để làm được điều này ta cần chuẩn bị:
đã hoàn thành việc cấu hình website chạy trong mạng LAN
có một địa chỉ IP tĩnh public (trường hợp chưa có IP tĩnh thì chúng ta phải dùng giải pháp khác như NO-IP)
Sẽ có bạn thắc mắc tại sao lại như vậy, đơn giản Các máy tính trong mạng LAN được đặt IP private và chỉ có giá trị trong mạng LAN. Các máy tính ngoài internet không nhìn thấy hay liên lạc được với các địa chỉ IP private này nên chúng ta phải tìm một giải pháp khác. NAT (Network Address Translation) là giải pháp giúp giải quyết vấn đề trên.
Công việc của chúng ta phải;
Mở cổng của Router cho phép nhận kết nối từ bên ngoài mạng (từ Internet) qua cổng kết nối của Webserver (Port 80).
Chuyển hướng (Forward) kết nối về đến đúng máy mà bạn chọn làm Server khi Router nhận được yêu cầu qua cổng 80.
Cấu hình NAT Port:
Bài viết này sử dụng Router Tenda (các router khác cũng tương tự)
Bước 1: Vào trình duyệt gõ: 192.168.4.1 Bước 2: Nhập user và password đăng nhập vào quản trị Router. Từ menu quản lý chọn Applications -> Click Chọn Port Range Forwarding.
Hình 1: Giao diện NAT Port modem Router Tenda
+ Start Port – End Port: khai báo port tương ứng muốn mở.
Vd: port 80 dành cho web, hoặc 443 dành cho https, 21 dành cho FTP, 25/110 dành cho SMTP/POP3. ở bài này ta chọn port 80
+ Lan IP (IP private): khai báo địa chỉ IP máy Server cung cấp dịch vụ.
Vd: địa chỉ IP máy Webserver, Mail server, FTP server,… Ở bài này ta chọn Địa chỉ IP của máy webserver 192.168.4.99 (cũng chính là địa chỉ Virtual IP cluster Load Balancing).
Bước 3: Từ Menu Application -> Chọn DDNS (Dynamic Domain Name System).
+ Service Provider nhập vào Hostname: http://ntbh.no-ip.org/ đã đăng ký ở phần trước (xem thêm ở đây) + Username và password: là tài khoản đã tài khoản đăng kí trên no-ip.
Ghi chú: Bước 3 này có thể không cần làm nếu chúng ta có địa chỉ IP tĩnh public.
Chúc các bạn thành công!Phạm Bảo Hoài Bành Ngọc Tuấn
+ Từ DDNS Service: Chọn Activated. + Service Provider: Chọn no-ip.com.Hình 2: Giao diện cho phép truy cập tên miền đã đăng kí no-ip.com